• banner-thang-9
  • Slide 2
  • Slide 1
  • Smile
5 6 7 8
Tin tức

Niềng răng Zenyum có tốt không? Đối tượng nào nào sử dụng?

26 09 2023

Niềng răng trong suốt Zenyum là một kỹ thuật chỉnh nha hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội về thẩm mỹ và cách sử dụng nên được khá nhiều người tin dùng. Vậy niềng răng Zenyum có tốt không? Đâu là đối tượng nên sử dụng? Quy trình thực hiện ra sao? Hãy cùng Nha khoa Quốc tế Việt Smile tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Niềng răng Zenyum có tốt không? Đối tượng nào nào sử dụng?

Niềng răng Zenyum là gì?

Niềng răng Zenum còn được biết với cái tên là niềng răng trong suốt, đây là phương pháp chỉnh nha mới nhất ở thời điểm hiện tại. Phương pháp này giúp người dùng khắc phục hầu hết các nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại do nó không sử dụng hệ thống mắc cài.

Niềng răng Zenyum là gì?

Trong quá trình điều trị, người niềng răng chỉ cần đeo khay niềng. Khay niềng được làm từ nhựa trong suốt, không màu, có tác dụng chính là nắn chỉnh, giúp răng di chuyển đến vị trí đúng trên cung hàm. Không chỉ thế, răng còn được thiết kế dành riêng cho từng cá nhân, nhằm phù hợp với kích thước cũng như quá trình điều trị riêng của từng người. Trong suốt quá trình chỉnh nha, trung bình mỗi người sẽ phải sử dụng từ 30 - 55 khay niềng để đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

Đối tượng thực hiện niềng răng Zenyum

 Đối tượng thực hiện niềng răng Zenyum

Phương pháp niềng răng Zenyum có thể mô phỏng kết quả niềng răng thành công dưới dạng 3D, giúp người dùng có thể hình dung được kết quả của mình sau khi quá trình niềng răng hoàn thành. Niềng răng vô hình có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng gặp các vấn đề về răng miệng như:

  • Răng mọc lệch lạc do va đập và tổn thương răng trong quá trình phát triển.

  • Răng thưa, có khoảng trống ở giữa do bẩm sinh, tai nạn hoặc thói quen xỉa răng bằng tăm lớn từ nhỏ.

  • Răng mọc chen chúc nhau, mọc không thẳng hàng do không nhổ răng sữa đúng thời điểm khiến răng vĩnh viễn mọc chen chúc lấn át vị trí của các răng khác.

  • Khớp cắn sâu, quá cắn, chéo, hoặc người bị lồi, lõm, lồi lõm… Có thể do bẩm sinh hoặc do tai nạn, va đập mạnh.

Niềng răng Zenyum có tốt không?

Để trả lời cho câu hỏi “Niềng răng Zenyum có tốt không?” còn phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khác. Giờ thì hãy cùng Nha khoa Quốc tế Việt Smile điểm qua những ưu điểm mà niềng răng trong suốt Zenyum mang lại nhé:

Ưu điểm

  • Cải thiện tính thẩm mỹ: Từ cái tên niềng răng trong suốt Zenyum đã nói lên ưu điểm của phương pháp chỉnh nha này. Các khay niềng được thiết kế hoàn toàn trong suốt ôm sát chân răng và sẽ không ai có thể biết rằng bạn đang niềng răng. Thế nên, bạn hoàn toàn có thể tự tin trong quá trình giao tiếp, không còn lo về chuyện lộ mắc cài như phương pháp niềng răng truyền thống.

  • Hiệu quả chỉnh nha cao: Tuy không sử dụng lực kéo từ mắc cài và dây cung như niềng răng mắc cài truyền thống, nhưng phương pháp này đã được được các chuyên gia tính toán chính xác một lực kéo nhất định. Cũng chính vì thế mà người dùng niềng răng bằng phương pháp này thường thay khay niềng mỗi tháng một lần.

  • Tiện lợi và linh hoạt: Khi đeo niềng răng mắc cài trong suốt, bạn hoàn toàn có thể tháo ra để ăn uống, vệ sinh răng miệng và sau đó đẹo lại mà không cần đến sự hỗ trợ từ phía bác sĩ.

  • An toàn khi sử dụng: Niềng răng Zenyum đã được cấp phép áp dụng cho mọi đối tượng. Đồng thời, khay hàm trong suốt được làm từ chất liệu cao cấp, đảm bảo an toàn trong môi trường miệng không gây biến đổi chất, dị ứng hay bệnh lý.

Niềng răng Zenyum có tốt không?

Nhược điểm

  • Thời gian đeo niềng: Đối với niềng răng trong suốt Zenyum, các bác sĩ khuyến cáo người dùng nên đeo khay khoảng 20 tiếng mỗi ngày để đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Nhưng do ưu điểm chính là dễ tháo lắp, nên nhiều người có thói quen tháo hàm ra mà quên đeo lại. Điều này vô tình khiến cho thời gian chỉnh nha bị kéo dài và hiệu quả chỉnh nha kém đi.

  • Không dành cho tất cả mọi người: Niềng răng Zenyum không mang lại hiệu quả khi áp dụng cho những trường hợp răng mọc lệch và hô móm nặng. Đối với những trường hợp hô móm nặng thì bạn nên lựa chọn phương pháp niềng răng bằng mắc cài truyền thống hoặc mặc cài tự đóng để đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt hơn.

  • Bảo quản khay niềng: Như đã nói ở trên, khay hàm của phương pháp niềng răng này được làm từ nhựa trong suốt nên khi ăn uống cần phải tháo ra. Vì đeo khay hàm  khi ăn uống sẽ rất dễ bị gãy, thủng xương hàm do tác động của thức ăn. Khay hàm cần được bảo quản trong hộp kín để tránh bị gãy. 

Quy trình niềng răng vô hình Zenyum 

Quy trình niềng răng Zenyum cũng tương tự như các phương pháp chỉnh nha khác. Theo đó, quá trình này được thực hiện với các bước sau:

Bước 1: Thăm khám

Cho dù bạn chọn phương pháp chỉnh nha nào thì việc thăm khám là bước đầu tiên cần được thực hiện. Bạn sẽ được bác sĩ quan sát tình trạng răng miệng, được chụp x-quang để biết cấu trúc xương hàm hiện tại.

 

Đồng thời, ở bước này bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra xem bạn có đang mắc các bệnh lý răng miệng nào như sâu răng, viêm nướu,... Nếu bạn mắc những bệnh lý đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải điều trị dứt điểm sau đó mới có thể tiến hành niềng răng. Vì thời gian niềng răng có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm và lúc này bạn sẽ không phải thực hiện bất kỳ tiểu phẫu nào về răng.

Bước 2: Tư vấn

Sau khi đã hoàn thành bước kiểm tra răng miệng, bạn sẽ được bác sĩ trao đổi trực tiếp về tình trạng sức khỏe của mình, sau đó bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ niềng răng Zenyum. Đồng thời bác sĩ cũng nêu rõ thời gian niềng răng dự kiến, kết quả đạt được và mức chi phí cụ thể sẽ phải trả cho quá trình niềng răng.

 

Nếu hai bên đã đồng ý với những điều khoản đã được đưa ra, hợp đồng chỉnh nha sẽ được ký kết. Trong hợp đồng sẽ thể hiện đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của cả 2 bên. Tránh những rủi ro không đáng có.

Bước 3: Lấy dấu hàm

Sau khi đã ký hợp đồng chỉnh nha, bác sĩ sẽ tiến hành dùng máy scan 3D để lấy dấu răng của bạn. Công nghệ quét mẫu này sẽ mô phỏng toàn bộ cấu trúc răng của bạn và giúp thiết kế một khay hàm tương thích.

Bước 4: Đeo khay hàm niềng răng

Sau khi khay niềng đã được làm xong, bạn sẽ phải quay lại phòng khám để đeo khay niềng chính thức. Bác sĩ sẽ tư vấn và hỗ trợ trực tiếp cho bạn về việc chăm sóc răng miệng hàng ngày cũng như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để niềng răng đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời, thời gian tái khám định kỳ cũng sẽ được hẹn khám răng và thay khay hàm khác.

Bước 5: Tái khám

Trong thời gian niềng răng trong suốt Zenyum, bàn cần tái khám theo đúng thời gian chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp cho bác sĩ nắm bắt được tình hình và tiến độ di chuyển của răng. Đồng thời cũng đưa ra những điều chỉnh để kết quả chỉnh nha đạt hiệu quả tốt nhất.

 

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời được câu hỏi “Niềng răng Zenyum có tốt không?”. Phương pháp niềng răng này có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì thế nên bạn cần cân nhắc nhu cầu của mình và tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn kỹ thuật chỉnh nha phù hợp nhất.

 

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến niềng răng Zenyum hoặc dịch vụ niềng răng tại Quảng Bình, hãy gọi ngay đến HOTLINE hoặc đến trực tiếp Nha khoa Quốc tế Việt Smile để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
 

Nha khoa quốc tế Việt Smile

Nha khoa Quốc tế Việt Smile - Chất lượng tạo niềm tin


LƯU Ý: NHA KHOA QUỐC TẾ VIỆT SMILE CHỈ CÓ MỘT CƠ SỞ DUY NHẤT TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Bài viết cùng danh mục
Hàm Duy Trì Sau Niềng Răng Là Gì? Cần Phải Đeo Bao Lâu?
23 10 2024
Hàm duy trì sau niềng răng giúp giữ răng ổn định, tránh xô lệch sau khi tháo niềng. Tìm hiểu các loại hàm duy trì và cách chăm sóc hiệu quả tại đây.
Các Giai Đoạn Niềng Răng Có Thể Bạn Chưa Biết
23 10 2024
Tìm hiểu các giai đoạn niềng răng từ khởi đầu đến kết thúc. Hiểu rõ quá trình giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và chăm sóc răng hiệu quả khi niềng.
Nên Niềng Răng Ở Đâu Tại Quảng Bình? Tiêu Chí Lựa Chọn Nha Khoa
23 10 2024
Tìm hiểu nên niềng răng ở đâu tốt nhất: Đánh giá địa chỉ uy tín, chi phí hợp lý, bác sĩ chuyên môn cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo để có hàm răng hoàn hảo.
Phương Pháp Chữa Răng Hô Nhẹ Không Cần Niềng
23 10 2024
Chữa răng hô nhẹ không cần niềng có thật không? Khám phá những phương pháp hiệu quả như mài răng, đeo máng chỉnh nha và các thủ thuật nha khoa tiên tiến.