• banner-thang-9
  • Slide 2
  • Slide 1
  • Smile
5 6 7 8
Tin tức

Trám răng thưa có bền không? Chi phí trám răng thưa bao nhiêu?

14 10 2023

Trám răng thưa có bền không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng hiện nay khi muốn cải thiện thẩm mỹ răng cửa của mình. Trên thực tế, có rất nhiều giải pháp khác nhau cho tình trạng răng thưa. Nhưng nếu bạn không đủ điều kiện tài chính thì trám răng cũng là một giải pháp tốt. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được trám răng thưa có bền hay không nhé.

Trám răng thưa có bền không? Chi phí trám răng thưa bao nhiêu?

Phương pháp trám răng thưa là gì?

Trám răng thưa là sử dụng vật liệu trám răng để thu hẹp khoảng trống, khe hở một cách tự nhiên, giúp đảm bảo chức năng ăn uống, vệ sinh răng miệng và tính thẩm mỹ trong quá trình giao tiếp. Hiện nay, có rất nhiều vật liệu được sử dụng để trám răng thưa như vật liệu Composite, GIC,...nhưng các bác sĩ thường ưu tiên sử dụng vật liệu Composite để trám răng thưa, đặc biệt là khi trám răng cửa thưa với những ưu điểm như sau:

  • Màu sắc giống răng thật, dễ tạo hình và đánh bóng, đặc biệt phù hợp với những vị trí dễ thấy như răng cửa.

  • Miếng trám có tuổi thọ tương đối lâu từ 3 năm trở lên.

  • Chi phí không quá cao.

Trám răng thưa có bền không? 

Trám răng thưa thường sử dụng vật liệu trám để trám vào chỗ răng thưa và định hình răng sao cho hoàn hảo hơn. Vì vậy, trám răng là phương pháp thích hợp để khắc phục tình trạng răng thưa, độ bền khi trám răng thưa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố để quyết định như là:

Tùy thuộc vào vật liệu trám răng

Có rất nhiều loại vật liệu trám răng được sử dụng để phục hồi răng, tùy thuộc vào nhiều tình trạng khác nhau và nhu cầu của mỗi cá nhân. Vật liệu trám răng thường có độ bền khác nhau. Vì vậy, độ bền của miếng trám phụ thuộc vào vật liệu trám được sử dụng trên răng của bạn.

Tùy thuộc vào vật liệu trám răng

Trong trường hợp trám răng bằng vật liệu kim loại quý thì chúng có độ cứng cao, chịu được lực nhai tốt và tuổi thọ lên đến 5 - 6 năm. Nếu là vàng, bạc, đồng thì tuổi thọ thậm chí có thể lên tới 10 năm. Tuy có độ bền cao nhưng lại không có tính thẩm mỹ cao, giá thành trám răng kim loại quý cũng đắt đỏ nên ít người lựa chọn.

 

Trong đó, vật liệu trám Composite được nhiều người lựa chọn bởi những ưu điểm về mặt thẩm mỹ như màu sắc giống răng thật, độ cứng, khả năng chịu lực lớn và khả năng chống ăn mòn tốt. Thông thường vật liệu Composite có tuổi thọ khoảng 3 - 10 năm.

Tùy thuộc tay nghề bác sĩ và công nghệ trám răng

Đây là yếu tố khá quan trọng quyết định việc trám răng thẩm mỹ có bền hay không. Bởi vì ngay cả khi bạn sử dụng vật liệu trám răng có độ bền cao nhưng nếu tay nghề bác sĩ không tốt thì việc phục hình không đúng kỹ thuật, công nghệ trám răng lạc hậu sẽ khiến bạn không đạt được kết quả như mong muốn.

Cách chăm sóc răng miệng

Sau khi trám răng thưa, chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng là yếu tố cần được quan tâm. Khi sử dụng vật liệu Composite để trám răng thưa thì có màu sắc tương đối giống với màu răng thật. Thế nhưng dễ bị đổi màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ khi ăn, bạn cần tránh một số loại thực phẩm khó ăn, khó nhai và giữ vệ sinh tốt để tránh bị bong tróc vết trám.

Chi phí trám răng thưa bao nhiêu?

Trên thực tế, việc lựa chọn trám răng hay phương pháp khác phụ thuộc nhiều hơn vào tình trạng thực tế của răng, đòi hỏi phải điều trị hiệu quả lâu dài để bảo tồn răng thật tối đa và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

 Chi phí trám răng thưa bao nhiêu?

Chi phí để trám răng thưa là bao nhiêu? Trám răng thưa có giá dao động từ khoảng 400.000 đến hơn 1.000.000 đồng, tùy thuộc vào vị trí của cơ sở nha khoa, vật liệu trám, máy móc thiết bị, tay nghề của bác sĩ, mức độ dịch vụ, công lập, tư nhân hay quốc tế,...

 

Khi chọn nơi trám răng, bạn nên tìm địa chỉ uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao, có đầy đủ máy móc cần thiết để tư vấn phương pháp phù hợp nhất và đảm bảo chất lượng, quá trình thực hiện chính xác, thẩm mỹ và an toàn. Đánh giá từ các hội nhóm, phương tiện truyền thông hoặc người quen có kinh nghiệm thực tế có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt hơn.

Các phương pháp chăm sóc răng sau khi trám răng

Tuổi thọ và độ bền của miếng trám răng phần lớn phụ thuộc vào cách người dùng chăm sóc chúng. Nếu sau khi trám, người dùng thường có những hành vi có hại như ăn nhiều đồ cứng, dai, nhai đá, vệ sinh không đều đặn thì vết trám sẽ không thể duy trì được lâu.

 Các phương pháp chăm sóc răng sau khi trám răng

Dưới đây là một số lời khuyên về cách chăm sóc răng sau khi trám răng:

  • Đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày.

  • Bỏ những thói quen xấu: nhai đá, cắn móng tay, nghiến răng,…

  • Hạn chế ăn những thức ăn cứng, dai.

  • Chọn bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng có fluoride.

  • Chú ý đến chế độ ăn uống và thực đơn hàng ngày hợp lý.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “Trám răng thưa có bền không? Chi phí trám răng thưa bao nhiêu?. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất cho mình. Và đừng quên lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín để có kết quả tốt nhất nhé. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tới hotline 0232 6333336 - 0968 737 322 - 0795 885 333 của Nha khoa Quốc tế Việt Smile để được tư vấn miễn phí.
 

Nha khoa quốc tế Việt Smile

Nha khoa Quốc tế Việt Smile - Chất lượng tạo niềm tin


LƯU Ý: NHA KHOA QUỐC TẾ VIỆT SMILE CHỈ CÓ MỘT CƠ SỞ DUY NHẤT TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Bài viết cùng danh mục
Hàm Duy Trì Sau Niềng Răng Là Gì? Cần Phải Đeo Bao Lâu?
23 10 2024
Hàm duy trì sau niềng răng giúp giữ răng ổn định, tránh xô lệch sau khi tháo niềng. Tìm hiểu các loại hàm duy trì và cách chăm sóc hiệu quả tại đây.
Các Giai Đoạn Niềng Răng Có Thể Bạn Chưa Biết
23 10 2024
Tìm hiểu các giai đoạn niềng răng từ khởi đầu đến kết thúc. Hiểu rõ quá trình giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và chăm sóc răng hiệu quả khi niềng.
Nên Niềng Răng Ở Đâu Tại Quảng Bình? Tiêu Chí Lựa Chọn Nha Khoa
23 10 2024
Tìm hiểu nên niềng răng ở đâu tốt nhất: Đánh giá địa chỉ uy tín, chi phí hợp lý, bác sĩ chuyên môn cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo để có hàm răng hoàn hảo.
Phương Pháp Chữa Răng Hô Nhẹ Không Cần Niềng
23 10 2024
Chữa răng hô nhẹ không cần niềng có thật không? Khám phá những phương pháp hiệu quả như mài răng, đeo máng chỉnh nha và các thủ thuật nha khoa tiên tiến.