• Slide 1
  • Slide 2
  • Smile
4 5 6
Tin tức

Siết răng khi niềng là gì? 5 cách giảm đau nhanh chóng

25 01 2024

Khi niềng răng không thể bỏ qua hiện tượng siết răng. Nhưng việc siết răng khi niềng là gì? Cũng như 5 cách giảm đau nhanh chóng để khắc phục tình trạng này là gì? Cùng Nha khoa Quốc tế Việt Smile khám phá ngay nhé!

Siết răng khi niềng là gì? 5 cách giảm đau nhanh chóng

Siết răng khi niềng là gì?

Sau khi bạn đã đeo mắc cài, cách thức điều chỉnh răng sẽ phụ thuộc vào loại mắc cài bạn sử dụng. Nếu bạn đang sử dụng mắc cài kim loại, việc tái khám định kỳ sẽ cần thiết để thay chun và kiểm tra lực siết, cũng như theo dõi di chuyển của răng trên cung hàm. Đó chính là hoạt động giải thích về “Siết răng khi niềng là gì?”

Siết răng khi niềng là gì?

Thực chất, việc siết răng khi niềng đã được bác sĩ dự liệu để tiến hành đưa răng về vị trí cần thiết. Tuy có thể gây khó chịu, nhưng điều này thực sự là tín hiệu tích cực, cho thấy rằng quá trình phục hình đang diễn ra, răng đang được sắp xếp lại. Cảm giác đau sẽ giảm đi trong vòng 3 – 5 ngày tiếp theo, và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn sau đó.

Giải thích lý do cần phải siết răng khi niềng?

Việc siết răng khi niềng cần phải thực hiện chắc chắn theo các chuyên gia lý giải để giúp cho việc sắp xếp lại những chiếc răng không đúng vị trí trên cung hàm. Với mục đích này, việc siết răng trong quá trình niềng là cách hiệu quả và nhanh chóng nhất để điều chỉnh những chiếc răng không đều, giúp hàm răng trở nên cân đối và thẩm mỹ hơn.
 

Cũng như giúp cho hàm răng đều khăng khít và không còn có kẽ hở lớn. Điều mà giúp cho hàm răng của bạn được đều đẹp lâu dài và ổn định theo thời gian. Cũng là điều  đảm bảo quy trình niềng răng diễn ra thành công tốt đẹp.

Siết răng khi niềng bao lâu một lần?

Siết răng khi niềng bao lâu một lần?

Bạn cũng đã hiểu về siết răng khi niềng là gì nhưng cũng cần phải nắm rõ về tần suất siết răng khi niềng để có kết quả tốt. Trong quá trình niềng răng, việc siết răng được thực hiện đều đặn, nhưng tần suất siết phụ thuộc vào giai đoạn niềng, sự hướng dẫn từ bác sĩ và phương pháp niềng răng cụ thể. Thông thường:

  • Đối với niềng răng mắc cài thông thường: Siết răng từ 3 – 6 tuần/lần.

  • Đối với niềng răng mắc cài tự buộc: Siết răng từ 1 – 2 tháng/lần.

Siết răng khi niềng có đau không?

Khi bác sĩ giải thích về siết răng khi niềng là gì, không ít người sẽ tưởng tượng đế sự đau đớn mà nó mang lại. Bởi vì do sự tác động và dịch chuyển của hàm răng. Nhưng trên thực tế, niềng răng có đau không?
 

Tình trạng siết răng khi niềng, có thể gây đau và khó chịu cho bạn, điều mà khiến nhiều người khi niềng răng rồi nghĩ lại vẫn “nhăn mặt”. Tuy nhiên chỉ sau khoảng 3 – 5 ngày, bạn sẽ cảm nhận rõ sự giảm đi của cơn đau và khó chịu. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ chia sẻ với bạn một số cách giảm đau sau khi siết răng, giúp bạn tự tin và yên tâm hơn về vấn đề này.

Quy trình siết răng khi niềng diễn ra như thế nào?

Khi tiến hành việc siết răng trong quá trình niềng, bạn không nên tự mình thực hiện, điều này cần được bác sĩ chỉnh nha hướng dẫn. Quá trình này sẽ diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Bác sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành kiểm tra và tháo gỡ các dây thun nối giữa các mắc cài trước tiên.

  • Bước 2: Dây cung chính sẽ được loại bỏ, rồi bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng và thực hiện việc siết răng để dịch chuyển chúng đến vị trí cần thiết. Trong quá trình này, bạn có thể cảm nhận đau nhức do lực siết tăng lên.

  • Bước 3: Sau khi siết răng, dây cung sẽ được gắn lại, và nếu cần, dây thun có thể được thêm vào. Và ở đây, giai đoạn siết răng sẽ hoàn tất.

5 cách giảm đau khi siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng là gì? Và cách giảm đau khi siết răng niềng cũng được bác sĩ căn dặn để giúp bạn có thể yên tâm hơn với quá trình thực hiện quy trình siết răng. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng 5 cách giảm đau được chuyên gia và bác sĩ gợi ý ở dưới đây nhé!

Chườm đá lạnh

Sử dụng đá lạnh để chườm nhẹ vùng má bị ê buốt, giúp giảm đau một cách hiệu quả. Đặt một túi đá lạnh hoặc viên đá vào khăn sạch, sau đó chườm nhẹ vùng bị đau. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.

Chườm đá lạnh

Chườm nóng

Ngoài việc chườm đá lạnh, chườm nóng cũng là một cách giúp giảm đau. Sử dụng nước ấm và khăn sạch để chườm nhẹ lên vùng đau. Lưu ý sử dụng nước ấm, không dùng nước nóng để tránh gây bỏng da.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối không chỉ khử trùng mà còn giúp giảm đau sau khi siết răng. Súc miệng hàng ngày với nước muối để giảm tình trạng đau buốt. Trong thời gian này bạn hãy thường xuyên sử dụng nước súc miệng để giảm thiểu tối đa sự đau đớn gây nên.

Súc miệng bằng nước muối

Ăn thức ăn mềm

Chọn thức ăn mềm, lỏng để tránh tác động lớn lên hàm răng. Điều này sẽ giúp giảm đau và không làm tăng thêm cảm giác khó chịu. Cũng như giúp bạn thoải mái nhất khi ăn uống.

Massage nướu

Nhẹ nhàng massage nướu răng bằng ngón tay để giúp mô nướu thích ứng với việc siết răng và giảm tình trạng đau nhức. Cũng như là một cách “xoa dịu” tổn thương do quá trình siết răng gây nên. 

Cách niềng răng không cần siết răng mà bạn nên biết

Siết răng khi niềng là gì? Nếu bạn cảm thấy việc siết răng khi niềng khi đau đớn và bất tiện khi phải thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình niềng răng, đâu sẽ là giải pháp? Chuyên gia giải đáp để tránh việc siết răng trong quá trình niềng, phương pháp niềng răng bằng Invisalign là sự lựa chọn tốt. Với công nghệ hiện đại, Invisalign giải quyết hầu hết các bất tiện của niềng răng mắc cài:

  • Thẩm mỹ cao: Khay niềng Invisalign vừa vặn cung răng, mang lại vẻ ngoại hình tự tin khi giao tiếp.

  • Dễ dàng tháo lắp: Khay niềng có thể tháo rời, giúp bạn ăn uống và vệ sinh răng miệng một cách dễ dàng (đảm bảo đeo khay ít nhất 20 – 22 giờ mỗi ngày).

  • Không cần siết răng: Không cần thực hiện thao tác siết răng như niềng mắc cài, giúp tránh đau đớn và khó chịu.

  • Thời gian tái khám linh hoạt: Thời gian tái khám kéo dài hơn, cách nhau 1 – 2 tháng một lần.

  •  Dự đoán kết quả: Bạn có thể thấy trước kết quả cuối cùng thông qua phần mềm Clincheck, giúp bạn an tâm và động viên trong quá trình niềng răng.

Hy vọng qua nội dung bài viết bên trên đã giúp bạn có một câu trả lời về “Siết răng khi niềng là gì?”. Chúc bạn sẽ sớm có một kết quả niềng răng tốt an toàn, hài lòng và ưng ý trong thời gian sớm nhé. 

Nha khoa quốc tế Việt Smile

Nha khoa Quốc tế Việt Smile - Chất lượng tạo niềm tin


LƯU Ý: NHA KHOA QUỐC TẾ VIỆT SMILE CHỈ CÓ MỘT CƠ SỞ DUY NHẤT TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Bài viết cùng danh mục
Giải đáp thắc mắc về niềng 2 răng cửa bị lệch
28 01 2024
Niềng 2 răng cửa bị lệch là giải pháp chỉnh nha giúp khắc phục các khuyết điểm của răng cửa, trả lại cho bạn nụ cười hoàn hảo cùng khớp cắn chuẩn...
Thời gian niềng răng tối thiểu là bao lâu?
27 01 2024
Thời gian niềng răng tối thiểu là bao lâu? Hay thời gian niềng răng nhanh nhất bao lâu? Là mối quan tâm chung của nhiều khách hàng khi có nhu cầu...
Tại sao phải niềng răng? – Cùng Nha khoa Quốc tế Việt Smile giải đáp thắc mắc
26 01 2024
Tại sao phải niềng răng chỉnh nha? Phương pháp này có gì tốt và có đem lại kết quả như mong đợi không? Đời sống ngày càng phát triển kéo theo nhu...
Răng trám có niềng được không? Một số lưu ý khi niềng răng
24 01 2024
Răng trám có niềng được không? Trám răng (hàn răng) là phương pháp sử dụng vật liệu chuyên dụng để phục hồi hình thể và màu sắc của răng. Phương...