• Slide 1
  • Slide 2
  • Smile
4 5 6
Tin tức

Trồng răng giả có niềng được không? Trường hợp nào thì nên trồng răng giả?

19 01 2024

Trồng răng giả có niềng được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi khi phục hình răng mất, việc niềng răng thường không đem lại hiệu quả. Chính vì vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chẩn đoán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có thể niềng răng được khi trồng răng giả hay không.

Trồng răng giả có niềng được không? Trường hợp nào thì nên trồng răng giả?

Trồng răng giả là gì? 

Trồng răng giả là phương pháp khôi phục răng mất, giúp phục hồi lại chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng. Hiện nay, có 3 phương pháp trồng răng giả phổ biến đó là: Răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Trong đó: 

  • Răng giả tháo lắp: Sử dụng hàm giả làm bằng nhựa có cấu tạo gồm 2 phần là khung răng và răng giả giúp thay thế răng mất và khôi phục tính thẩm mỹ. Răng giả có thể tháo lắp dễ dàng, tiện lợi trong việc vệ sinh răng miệng. 
  • Cầu răng sứ: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ mài 2 chiếc răng bên cạnh tại vị trí răng mất để làm trụ nâng đỡ, sau đó phục hình cầu răng sứ gồm 3 hay nhiều chiếc răng bên trên.  
  • Trồng răng Implant: Đây là phương pháp trồng răng giả cố định, sử dụng trụ Implant được làm từ vật liệu titanium cấy trực tiếp vào xương hàm. Sau đó gắn vít Abutment và răng sứ bên trên. Răng Implant sau khi cấy sẽ khôi phục toàn vẹn tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai như răng thật. 

Trồng răng giả có niềng được không? 

Rất nhiều người đã thực hiện trồng răng giả nhưng vẫn muốn niềng răng để sở hữu hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn. Vậy trồng răng giả có niềng được không?

Trồng răng giả có niềng được không? 

Theo các chuyên gia, trồng răng giả hoàn toàn có thể niềng răng được. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào số lượng răng giả và phương pháp phục hình răng bệnh nhân đã thực hiện.

Trường hợp có thể niềng răng khi trồng răng giả

Trường hợp bệnh nhân trồng răng giả có thể niềng răng gồm: làm răng giả tháo lắp hoặc trồng Implant 1 - 2 chiếc.

 

Với trường hợp bệnh nhân làm răng giả tháo lắp 1 - 2 chiếc thì hoàn toàn có thể niềng răng được. Nếu như bệnh nhân bị hô, khấp khểnh và mất răng số 4 hoặc số 5 thì bác sĩ có thể chỉ định niềng răng để kéo lui nhóm răng cửa về phía sau. Nhờ đó đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa và giúp đưa khớp cắn về chuẩn. Tuy nhiên, nếu như bạn bị mất răng tại vị trí răng cửa hoặc khuôn hàm đã có đủ chỗ để sắp xếp các răng thì bác sĩ có thể chỉ định kết hợp giữa niềng răng và trồng Implant để khôi phục răng mất. 
 

Trường hợp bệnh nhân đã trồng Implant 1 - 2 răng đơn lẻ cũng có thể niềng răng được. Tuy nhiên, niềng răng không thể di chuyển chân răng Implant bởi trụ Implant đã tích hợp hoàn toàn với xương hàm. Lúc này, răng Implant có thể sử dụng như một điểm neo để dịch chuyển và sắp xếp các răng xung quanh, nhờ đó mang lại hàm răng đều đẹp hơn.  

Trường hợp có thể niềng răng khi trồng răng giả

Trường hợp không thể niềng răng sau trồng răng giả

Một số trường hợp trồng răng giả không niềng được bao gồm: làm cầu răng sứ và trồng răng toàn hàm. 

 

Với phương pháp cầu răng sứ, phần cầu sứ đã được gắn cố định vào cùi răng thật do đó quá trình siết răng khi niềng có thể khiến cho mão sứ bị vỡ và ảnh hưởng tới cùi răng bên trong. 

 

Trường hợp trồng răng toàn hàm, bác sĩ đã thiết kế hàm giả đều đẹp và chuẩn khớp cắn nên bệnh nhân sẽ không cần phải niềng răng. Đặc biệt, trụ Implant đã được cố định chắc chắn trong xương hàm nên niềng răng sẽ không thể tác động dịch chuyển chân răng Implant. 

Lưu ý trong quá trình niềng răng sau khi trồng răng giả

Trường hợp bệnh nhân đã trồng răng giả và vẫn muốn niềng răng thì sẽ cần lưu ý một số điều sau đây: 

Lưu ý trong quá trình niềng răng sau khi trồng răng giả

  • Tuân thủ lời dặn của bác sĩ về việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Chải sạch răng sau bữa ăn và sử dụng bàn chải kẽ hoặc kết hợp máy tăm nước để làm sạch kẽ răng. 

  • Trong quá trình niềng răng, bệnh nhân cần ăn những loại thực phẩm mềm như cháo, súp, hay đồ ăn được ninh nhừ. Tránh ăn các loại thức ăn dai, cứng dễ làm bung mắc cài. 

  • Từ bỏ những thói quen xấu như đẩy lưỡi, cắn móng tay hay các vật cứng… bởi điều này có thể khiến cho răng bị xô lệch, không dịch chuyển đúng hướng. 

  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để có những điều chỉnh kịp thời khi răng có dấu hiệu bất thường. 

Việc niềng răng sau khi trồng răng giả có thể cải thiện hiệu quả các khuyết điểm của răng như thưa, hô, móm, lệch lạc… Tuy nhiên, quá trình niềng răng nên được thực hiện ở những địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề chuyên môn cao mới có thể đem lại kết quả tốt nhất, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. 

 

Để biết được trường hợp của mình, bạn có thể niềng răng sau trồng răng giả được hay không, hãy liên hệ ngay Hotline Nha khoa Quốc tế Việt Smile để được chuyên gia tư vấn cụ thể! 

Nha khoa quốc tế Việt Smile

Nha khoa Quốc tế Việt Smile - Chất lượng tạo niềm tin


LƯU Ý: NHA KHOA QUỐC TẾ VIỆT SMILE CHỈ CÓ MỘT CƠ SỞ DUY NHẤT TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Bài viết cùng danh mục
Giải đáp thắc mắc về niềng 2 răng cửa bị lệch
28 01 2024
Niềng 2 răng cửa bị lệch là giải pháp chỉnh nha giúp khắc phục các khuyết điểm của răng cửa, trả lại cho bạn nụ cười hoàn hảo cùng khớp cắn chuẩn...
Thời gian niềng răng tối thiểu là bao lâu?
27 01 2024
Thời gian niềng răng tối thiểu là bao lâu? Hay thời gian niềng răng nhanh nhất bao lâu? Là mối quan tâm chung của nhiều khách hàng khi có nhu cầu...
Tại sao phải niềng răng? – Cùng Nha khoa Quốc tế Việt Smile giải đáp thắc mắc
26 01 2024
Tại sao phải niềng răng chỉnh nha? Phương pháp này có gì tốt và có đem lại kết quả như mong đợi không? Đời sống ngày càng phát triển kéo theo nhu...
Siết răng khi niềng là gì? 5 cách giảm đau nhanh chóng
25 01 2024
Siết răng khi niềng là gì? Sau khi bạn đã đeo mắc cài, cách thức điều chỉnh răng sẽ phụ thuộc vào loại mắc cài bạn sử dụng. Nếu bạn đang sử dụng mắc...