• banner-thang-9
  • Slide 2
  • Slide 1
  • Smile
5 6 7 8
Tin tức

Nguyên nhân tại sao bọc răng sứ bị ê buốt và cách khắc phục hiệu quả

28 03 2023

Bọc răng sứ là lựa chọn giúp mang lại tính thẩm mỹ cao được nhiều người tin tưởng có thể loại bỏ các khuyết điểm cho răng, mang lại nụ cười rạng rỡ hơn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bọc răng sứ bị ê buốt sau khi mài cùi răng. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bạn cần đến nha khoa, được bác sĩ thăm khám và điều trị kỹ lưỡng nếu gặp tình trạng này. Cùng Nha khoa Quốc tế Việt Smile tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân tại sao bọc răng sứ bị ê buốt và cách khắc phục hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân bọc răng sứ bị ê buốt

Răng bọc sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi bọc khoảng 1 - 2 tuần, đây là hiện tượng bình thường nên bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau nhức dữ dội và tình trạng ê buốt kéo dài nhiều ngày, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và khắc phục ngay.

Nguyên nhân bọc răng sứ bị ê buốt

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến răng ê buốt sau khi bọc sứ:

Nướu vẫn chưa điều chỉnh

Sau khi bọc sứ, nướu chưa kịp thích ứng với vật liệu mới nên có thể xảy ra hiện tượng ê buốt nhẹ. Tuy nhiên, việc ê buốt này sẽ kết thúc chỉ sau vài tuần khi nướu đã thích nghi hoàn toàn với răng sứ.

Chưa điều trị triệt để viêm tủy

Khi bị viêm tủy thì phải được điều trị triệt để trước khi tiến hành bọc răng sứ. Tuy nhiên, nếu việc xử lý không triệt để mà vẫn tiến hành gắn mão sứ lên thì chắc chắn khả năng gây ê buốt sau khi mài mão sứ sẽ rất cao.

Răng sứ lắp sai lệch, không chuẩn khớp cắn

Mão sứ bị lệch so với khớp cắn khiến lực nhai tác động lên thân răng sứ nhiều hơn làm tăng áp lực lên chân răng thật, gây ra đau nhức.

Keo dán sứ bị lỏng

Thân răng sứ và răng thật được dán chặt lại với nhau bằng loại keo nha khoa chuyên dụng. Nhưng nếu quá trình thực hiện sai, keo sẽ dễ bị lỏng và chảy ra ngoài khiến răng sứ bị ê buốt.

Răng sứ kém chất lượng

Răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo tính dẫn nhiệt nên ăn uống đồ nóng lạnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến tủy răng thật.

Nguyên nhân răng sứ bị ê khi uống lạnh

Việc răng sứ bị ê buốt sau khi uống nước lạnh trong 2 - 3 ngày đầu bọc sứ là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm thì nên liên hệ với trung tâm nha khoa để được thăm khám, chữa trị kịp thời. Sau đây là 4 nguyên nhân chính khiến răng sứ bị ê buốt sau khi uống nước lạnh:

  • Điều trị tủy chưa tốt trước khi bọc răng sứ

  • Cùi răng bị mài quá nhiều hoặc mài sai kỹ thuật

  • Kỹ thuật bọc răng sứ chưa chuẩn

  • Tình trạng răng nhạy cảm
Nguyên nhân răng sứ bị ê khi uống lạnh

Cách khắc phục tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ

Khi răng ê buốt sau khi bọc sứ, việc đầu tiên bạn cần làm là đến gặp nha sĩ ngay. Bác sĩ sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị triệt để. Ngoài ra, bạn có thể giảm thiểu tình trạng ê buốt trên bằng cách thực hiện một số thao tác sau:

Uống thuốc giảm đau mà bác sĩ đã kê đơn

Nếu không thể đến nha sĩ ngay, bạn có thể dùng thuốc giảm đau tại nhà. Tuy nhiên phải được sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và hạn chế ê buốt do nhiễm trùng răng. Bạn có thể dùng 2 thìa cà phê muối vào nước ấm rồi khuấy đều cho muối tan hết là bạn có thể súc miệng ngay.

Chườm đá

Nước đá là thuốc giảm đau tạm thời rất hiệu quả. Bạn có thể đặt một vài viên đá lên khu vực gần răng sứ để chườm lạnh. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên răng sứ vì sẽ làm tình trạng ê buốt trở nên tồi tệ hơn.

Chườm đá

Cách chăm sóc răng hiệu quả sau khi bọc sứ

Chỉ cần bạn giữ những thói quen sau, răng sứ sẽ có thể giữ được độ trắng sáng và cứng như ban đầu:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối sau mỗi bữa ăn 30 phút. Nên tránh chải ngang mà hãy chải dọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để làm sạch răng hiệu quả nhất.

  • Bạn nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm hoặc sử dụng chỉ nha khoa để hạn chế tối đa các tổn thương cho răng, đặc biệt là răng sứ.

  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ triệt để các mảng bám thức ăn khỏi miệng của bạn. Không nên dùng tăm xỉa răng vì dễ làm tổn thương đến nướu và chân răng.

  • Hạn chế việc sử dụng thuốc lá vì nó có thể khiến răng sứ bị xỉn màu, ố vàng và mất thẩm mỹ.

  • Khi ăn nên phân bổ lực nhai đều cả 2 bên 2 hàm để tránh tác động quá nhiều đến răng sứ.

  • Nếu bạn bị nghiến răng khi ngủ, trong khi ngủ hãy đeo nẹp chống nghiến răng hoặc tham khảo thêm ý kiến ​​bác sĩ để cải thiện tình trạng đó của mình. Tránh ảnh hưởng chất lượng răng sứ.

  • Nên khám răng miệng định kỳ 2 lần/năm để phát hiện sớm các vấn đề bất thường về răng miệng để có phương pháp điều trị kịp thời. Đặc biệt, bác sĩ cũng sẽ có thể kiểm tra được độ chắc chắn của răng sứ, các mép răng sứ có ôm sát vào nướu hay không… Qua đó mới biết được răng sứ có tồn tại được lâu hay không.

Nha khoa quốc tế Việt Smile

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nguyên nhân vì sao bọc răng sứ bị ê buốt và cách khắc phục hiệu quả kịp thời. Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào về răng miệng, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế Việt Smile ngay để được giải đáp sớm nhất nhé.

Nha khoa Quốc tế Việt Smile - Chất lượng tạo niềm tin


LƯU Ý: NHA KHOA QUỐC TẾ VIỆT SMILE CHỈ CÓ MỘT CƠ SỞ DUY NHẤT TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Bài viết cùng danh mục
Hàm Duy Trì Sau Niềng Răng Là Gì? Cần Phải Đeo Bao Lâu?
23 10 2024
Hàm duy trì sau niềng răng giúp giữ răng ổn định, tránh xô lệch sau khi tháo niềng. Tìm hiểu các loại hàm duy trì và cách chăm sóc hiệu quả tại đây.
Các Giai Đoạn Niềng Răng Có Thể Bạn Chưa Biết
23 10 2024
Tìm hiểu các giai đoạn niềng răng từ khởi đầu đến kết thúc. Hiểu rõ quá trình giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và chăm sóc răng hiệu quả khi niềng.
Nên Niềng Răng Ở Đâu Tại Quảng Bình? Tiêu Chí Lựa Chọn Nha Khoa
23 10 2024
Tìm hiểu nên niềng răng ở đâu tốt nhất: Đánh giá địa chỉ uy tín, chi phí hợp lý, bác sĩ chuyên môn cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo để có hàm răng hoàn hảo.
Phương Pháp Chữa Răng Hô Nhẹ Không Cần Niềng
23 10 2024
Chữa răng hô nhẹ không cần niềng có thật không? Khám phá những phương pháp hiệu quả như mài răng, đeo máng chỉnh nha và các thủ thuật nha khoa tiên tiến.