Cảm giác sau khi trám răng bị ê buốt: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trám răng là một trong những thủ thuật đơn giản trong nha khoa với chức năng chính là điều trị và khắc phục răng bị sâu, sứt mẻ hoặc có thể dùng để chỉnh hình thẩm mỹ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp có cảm giác sau khi trám răng bị ê buốt, đau nhức mà không rõ nguyên nhân và không biết cách khắc phục. Bài viết dưới đây của Nha khoa Quốc tế Việt Smile sẽ giải đáp cho khách hàng về nguyên nhân và cách khắc phục trám răng bị ê buốt hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Quy trình trám răng lấy tủy mất bao lâu?
- Những cách trám răng sâu tại nhà có thực sự nguy hiểm?
- Vết trám răng bị đen nguyên nhân do đâu?
- Miếng trám răng bị rớt: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Những trường hợp trám răng bị ê buốt, đau nhức
Nếu vết trám răng để tình trạng ê buốt, đau nhức kéo dài sẽ khiến cho sinh hoạt hàng ngày của bạn gặp nhiều khó khăn như: ăn uống không ngon, thiếu ngủ,… chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc cũng từ đó mà giảm sút. Tuy nhiên, không phải tất cả các cơn đau răng do trám răng đều là bất thường.
Đau nhức sau khi trám răng
Đau nhức răng là triệu chứng rất thường gặp sau khi trám răng. Vì lúc này tác dụng của thuốc tê đã hết nên không thể tránh khỏi cảm giác đau và ê buốt sau khi trám.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, chỉ sau 1 – 2 ngày, khi chất liệu trám tương thích với răng thật, bạn sẽ không còn cảm giác sau khi trám răng bị đau nhức hay ê buốt nữa.
Răng trám lâu ngày bị nhức
Nếu gặp trường hợp răng trám lâu ngày bị đau nhức, bạn cần đến gặp nha sĩ ngay để kiểm tra. Rất có thể răng của bạn bị kích ứng, bị tổn thương hoặc vật liệu trám đã bị mòn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tủy răng.
Nguyên nhân sau khi trám răng bị ê buốt, đau nhức do đâu?
Bác sĩ Nha khoa Quốc tế Việt Smile cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt nhưng chủ yếu là do kỹ thuật của bác sĩ và vật liệu trám răng được sử dụng. Ngoài ra, cách chăm sóc vệ sinh răng miệng sau khi trám của khách hàng cũng là một yếu tố cần được quan tâm.
Có rất nhiều bệnh nhân đã trám răng ở phòng khám nha khoa khác trước khi đến Việt Smile. Tuy nhiên, khi kiểm tra thăm khám, bác sĩ nhận thấy tình trạng ê buốt răng của bệnh nhân xuất phát từ việc nha khoa trước đó chưa điều trị sâu răng một cách triệt để.
Cần phải loại bỏ toàn bộ và hoàn toàn mô sâu răng của sâu răng cửa và sâu răng hàm trước khi trám răng. Điều này rất quan trọng và quyết định sự thành công của mỗi ca trám răng. Nhưng vì một lý do nào đó, nếu nha sĩ không làm tốt công việc này, vi khuẩn còn sót lại có thể tiếp tục phát triển và khiến vết trám bị đau nhức.
Trường hợp răng trám lâu năm bị ê buốt, đau nhức còn gặp ở những bệnh nhân trước đó bị viêm tủy chưa điều trị và vội vàng trám lại răng. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài còn có thể ảnh hưởng đến xương hàm và gây ra tình trạng áp xe răng rất nguy hiểm.
Một số khách hàng bị dị ứng với vật liệu trám, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức răng lâu ngày. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ cần khai thác tiền sử bệnh của bệnh nhân và sử dụng vật liệu trám an toàn, chất lượng cao.
Ngoài ra, thói quen chăm sóc răng miệng của bệnh nhân sau khi trám răng không đúng cách, không cẩn thận cũng sẽ khiến răng trám bị đau nhức. Nếu khách hàng thường xuyên ăn đồ ăn quá cứng, đồ ăn chứa axit mạnh hay chải răng chưa đúng cách cũng sẽ dẫn đến tình trạng ê buốt răng sau khi trám tăng lên.
Cảm giác sau khi trám răng xong bị ê buốt phải làm sao?
Nếu răng ê buốt nhẹ, bạn có thể khắc phục tại nhà. Nhưng nếu bạn mới trám răng mà bị ê buốt trong thời gian dài thì nên đến nha khoa để thăm khám càng sớm càng tốt. Vậy làm thế nào để giảm ê buốt sau khi trám?
Phương pháp tại nhà
Đắp tỏi và gừng tại nhà có thể làm giảm ê buốt sau khi trám răng. Đây là hai nguyên liệu lành tính có tác dụng giảm đau răng. Cả tỏi và gừng đều là những nguyên liệu lành tính và không gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, gừng và tỏi có chứa các hợp chất có thể giúp giảm đau nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn nên chịu khó súc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng, đồng thời cũng có thể ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng do trám răng gây ra. Bạn nên mua nước muối sinh lý pha sẵn ở hiệu thuốc vì loại này có nồng độ muối phù hợp với sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, chườm nóng hoặc lạnh rất tốt để giảm ê buốt sau khi trám răng mới xong. Để thực hiện, bạn dùng đá lạnh hoặc khăn ấm chườm lên vùng má bên ngoài vùng vừa trám.
Lưu ý nên di chuyển miếng chườm liên tục để tránh làm bỏng má. Đây là một biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý rằng tất cả các phương pháp trên chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian ngắn. Để điều trị dứt điểm tình trạng đau nhức, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
Phương pháp tại nha khoa
Tùy thuộc vào tình trạng ê buốt mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
-
Đối với tình trạng ê buốt do sâu răng hoặc viêm tủy: Bác sĩ sẽ nạo bỏ miếng trám cũ để làm sạch phần răng bị sâu hoặc viêm tủy, sau đó trám lại cẩn thận cho răng của bệnh nhân.
-
Đối với tình trạng thực hiện sai kỹ thuật trám gây ê buốt: Tương tự như trên, bác sĩ tháo miếng trám cũ và kiểm tra tổng quát tình trạng của răng. Sau đó nha sĩ cần thực hiện lại quá trình trám đảm bảo đúng kỹ thuật để không gây ê buốt cho bệnh nhân.
Hy vọng rằng những thông tin mà Nha khoa Quốc tế Việt Smile chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp những khách hàng có cảm giác sau khi trám răng bị ê buốt, đau nhức hiểu rõ hơn về những gì họ đang phải đối mặt. Liên hệ ngay với bác sĩ tại Nha khoa Quốc tế Việt Smile qua số hotline để được tư vấn thêm và đặt lịch hẹn.
Nha khoa Quốc tế Việt Smile - Chất lượng tạo niềm tin
-
Địa chỉ: 04 Lê Lợi, Phường, Đồng Hới, Quảng Bình
-
Hotline: 0232 6333336 - 0968 737 322 - 0795 885 333
-
Website: nhakhoaquoctevietsmile.com
- Facebook: Nha Khoa Quốc Tế Việt Smile
LƯU Ý: NHA KHOA QUỐC TẾ VIỆT SMILE CHỈ CÓ MỘT CƠ SỞ DUY NHẤT TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH