Miếng trám răng bị rớt: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Nhiều trường hợp răng đã được trám rồi nhưng chỉ được một thời gian miếng trám răng bị rớt, bị bung ra và cần phải trám lại. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện trám răng lại thì nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao miếng trám dễ bị rớt và cách giải quyết hiệu quả để khắc phục tình trạng này. Cùng Nha khoa Quốc tế Việt Smile tìm hiểu nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Vật liệu trám răng Composite là gì? Ưu điểm tuyệt vời khi trám răng Composite
- Quy trình trám răng lấy tủy mất bao lâu?
- Những cách trám răng sâu tại nhà có thực sự nguy hiểm?
- Vết trám răng bị đen nguyên nhân do đâu?
Miếng trám răng bị rớt nguyên nhân do đâu?
Trám răng thường được thực hiện khi miếng trám đã hết thời hạn sử dụng, bị hở, nứt hoặc bị bong bật. Trong quá trình sử dụng, hoạt động ăn nhai rất dễ khiến miếng trám răng bị rớt. Nguyên nhân là do vật liệu trám không bền chỉ khoảng 1 – 2 năm. Hoạt động ăn nhai hàng ngày có thể ảnh hưởng đến miếng trám, dễ bị rớt, bung bật. Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng có thể khiến vết trám răng dễ bị hư hỏng.
Ngoài ra, tay nghề bác sĩ và kỹ thuật trám cũng có thể ảnh hưởng đến độ bền của vết trám trước đó. Nếu công nghệ trám không được thực hiện tốt, công nghệ trám cũ cũng sẽ khiến miếng trám không bám chắc vào bề mặt răng, dễ bị rơi ra khi ăn nhai.
Biểu hiện của răng trám bị rớt, bị vỡ
Có 4 dấu hiệu cho thấy miếng trám của bạn bị rớt ra hoặc bị vỡ, bạn cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời:
-
Đau răng đột ngột, nhức răng, xảy ra khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Cơn đau biến mất sau vài giây hoặc khi bạn không nhai vào vùng răng bị đau.
-
Cảm giác như thể có một vật nhỏ, cứng rơi vào miệng sau khi ăn thức ăn cứng.
-
Khi lướt lưỡi kiểm tra, cảm nhận được các vết nứt hoặc vết lõm trên răng, trong một số trường hợp có thể gây đau rát trên môi, má và lưỡi của bạn.
-
Đau răng kéo dài là tình trạng miếng trám bị rớt hoặc vỡ, lâu ngày không được can thiệp khiến vi khuẩn tích tụ và tấn công tủy răng, gây sâu răng, viêm tủy. Viêm tủy cũng có thể dẫn đến áp xe răng nếu không được điều trị
Miếng trám răng bị rớt ra có trám lại được không?
Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vật liệu trám sẽ bị rơi ra bất cứ lúc nào, gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, nếu không được khắc phục và để lâu ngày sẽ dễ khiến vi khuẩn xâm nhập làm hư hỏng răng cũ. Khi miếng trám răng bị rớt, vỡ thì việc trám lại hoàn toàn có thể thực hiện được và chính xác để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của hàm răng.
Miếng trám có thể nhanh chóng hàn gắn lại những chiếc răng bị vỡ, mẻ nhưng miếng trám có thời gian sử dụng tương đối ngắn nên dễ bị tổn thương và bong ra khi tiếp xúc với thức ăn. Vì vậy, một phương pháp phục hình răng khác được cho là hoàn hảo nhất chính là bọc răng sứ. Là phương pháp vượt trội so với trám truyền thống về độ bền và tính thẩm mỹ, không chỉ giúp răng ăn nhai tốt mà còn tạo độ tự nhiên nhất so với các răng thật xung quanh.
Chăm sóc răng tạm thời khi miếng trám răng bị vỡ
Khi miếng trám bị rớt, vỡ, bạn cần liên hệ với phòng khám nha khoa để được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu bạn không thể đến bác sĩ, đây là một số cách bạn có thể sử dụng để kiểm soát vấn đề miếng trám răng bị rớt và tránh trở nên nghiêm trọng:
-
Ăn uống nhẹ nhàng, nhai vừa phải, nhất là bên hàm có miếng trám bị rớt.
-
Tránh thức ăn nhiều đường, axit cao, quá nóng, quá lạnh.
-
Không nên đánh răng nhiều lần một ngày, chỉ làm sạch 2 lần và nhớ súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng.
-
Tránh cắn các vật cứng bằng răng, chẳng hạn như đá và xương.
Cách khắc phục khi miếng trám răng bị rớt?
Nhiều người thắc mắc phải làm gì khi miếng trám bị rớt, vỡ. Khi bị nứt, vỡ tại vị trí trám răng cần đến ngay nha khoa để được điều trị kịp thời, tránh để răng bị sâu ở chỗ trám khiến việc điều trị trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
Trường hợp nhẹ
Nếu có hiện tượng vết trám răng bị đen tại chỗ vết trám mới, vết trám chỉ bị sứt mẻ hoặc vỡ nhẹ, bác sĩ có thể hàn trám lại một cách đơn giản và trám bổ sung vào chỗ hàn cũ để phục hồi vết trám không cần phải cố gắng gỡ miếng trám răng ra.
Với phương pháp này, nha sĩ sẽ che phủ hoặc lấp đầy phần răng bị khuyết bằng một vật liệu trám tương đương.
Trường hợp nặng
Nếu miếng trám rơi ra hoặc vỡ thành mảng lớn thì không nên trám đè lên. Do đó các nha sĩ buộc phải loại bỏ và trám lại những chỗ đã trám. Nha sĩ sẽ lựa chọn vật liệu trám phù hợp dựa trên tình trạng răng và nhu cầu hiện tại của bạn. Ngoài ra, bọc răng sứ thẩm mỹ cũng là một trong những phương pháp điều trị răng tốt và được đánh giá là hoàn hảo nhất. Mão răng không chỉ đảm bảo vẻ đẹp tuyệt đối mà còn có độ bền và độ tự nhiên cao hơn so với trám răng.
Với những thông tin trên, Nha khoa Quốc tế Việt Smile hy vọng đã giúp bạn giải quyết được vấn đề miếng trám răng bị rớt ra. Nếu có những thắc mắc về vấn đề liên quan tới răng miệng khác hãy liên hệ ngay qua số hotline của Nha khoa Quốc tế Việt Smile để được tư vấn miễn phí.
Nha khoa Quốc tế Việt Smile - Chất lượng tạo niềm tin
-
Địa chỉ: 04 Lê Lợi, Phường, Đồng Hới, Quảng Bình
-
Hotline: 0232 6333336 - 0968 737 322 - 0795 885 333
-
Website: nhakhoaquoctevietsmile.com
- Facebook: Nha Khoa Quốc Tế Việt Smile
LƯU Ý: NHA KHOA QUỐC TẾ VIỆT SMILE CHỈ CÓ MỘT CƠ SỞ DUY NHẤT TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH