• banner-thang-9
  • Slide 2
  • Slide 1
  • Smile
5 6 7 8
Tin tức

Răng đã lấy tủy có niềng được không? Trường hợp không nên niềng răng

27 12 2023

Phương pháp niềng răng sử dụng lực ở trên hệ thống khí cụ nhằm kéo răng dịch chuyển về vị trí hài hòa, cân đối ở trên cung hàm. Do đó, các răng cần phải đủ khỏe thì mới có thể chịu được lực tác động lên răng. Vậy răng đã lấy tủy có niềng được không? Các trường hợp nào không nên niềng răng?

Răng đã lấy tủy có niềng được không? Trường hợp không nên niềng răng

Sau khi lấy tủy, răng sẽ trở nên yếu, giòn và rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, trước khi can thiệp việc niềng răng và những phương pháp nha khoa khác, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng trước khi đưa ra chỉ định. Răng đã lấy tủy có niềng được không? Đây là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. 

Răng đã lấy tủy có niềng được không?

Tình trạng sâu răng ăn vào trong tủy răng sẽ làm chết tủy, viêm nhiễm và dẫn đến đau nhức kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hằng ngày của bạn. Nếu tình trạng viêm tủy trở nên nặng hơn thì sẽ làm lây lan đến những răng liền kề và khiến cho chúng có nguy cơ cao cũng bị sâu răng. Do đó, ở trường hợp này, các bác sĩ thường sẽ chỉ định để điều trị lấy tủy răng.
 

Trên thực tế, sau khi lấy tủy răng, cấu trúc của răng sẽ bị ảnh hưởng và không còn nguồn cung cấp dưỡng chất cho tủy răng. Đây chính là nguyên nhân khiến răng trở nên lung lay và yếu dần đi.

Răng đã lấy tủy có niềng được không?

Do đó, sau khi lấy tủy, răng có thể niềng được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của răng. Trong quá trình thực hiện việc thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá liệu răng của bạn đã lấy tủy thì có thực hiện việc niềng răng được hay không. 

 

Nếu như răng của bạn đủ khỏe mạnh thì việc niềng răng sẽ được tiến hành. Quá trình niềng răng lúc này cần phải đảm bảo lực siết phù hợp và bạn cần phải chăm sóc cẩn thận thì kết quả mang lại sẽ đạt kết quả cao. 

 

Trong trường hợp răng của bạn đã lấy tủy lâu ngày thì việc đáp ứng chỉnh nha sẽ rất kém. Muốn tiến hành việc chỉnh nha niềng răng, bạn cần phải bọc răng sứ trước để có thể phục hình răng cứng chắc và bền vững hơn. Nhờ vậy mà răng của bạn mới có đủ khả năng để chịu được lực kéo chỉnh răng ở trên cung hàm. 

 

Với nhiều loại răng sứ như hiện nay thì sau khi bọc răng sứ, bạn sẽ có được cho mình chiếc răng trắng sáng và khỏe đẹp giống như thật. Răng sứ với nhiều dải màu khác nhau nên nếu như bạn chỉ bọc một chiếc răng sứ thì bạn vẫn có cho mình hàm răng đều màu.

 

Răng đã lấy tủy có niềng được không? Việc niềng răng phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng ở từng người. Do đó, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn rõ ràng hơn nhé. 

Những trường hợp không nên niềng răng

Niềng răng vốn là phương pháp nhằm khắc phục các khuyết điểm ở răng như răng mọc lệch, răng khấp khểnh, răng móm, thưa, răng bị hô… Bên cạnh đó, phương pháp này còn hỗ trợ điều chỉnh khớp răng và có thể cải thiện tình trạng sai khớp cắn một cách hiệu quả. Mặc dù vậy, phương pháp niềng răng thường không được chỉ định đối với các trường hợp sau:

Mắc các bệnh viêm nha chu nặng

Viêm nha chu là một bệnh lý nhiễm trùng răng miệng có mức độ nặng. Căn bệnh này thường xảy ra khi những tổ chức nâng đỡ răng như xương ổ răng, mô nướu, dây chằng nha chu… bị viêm nhiễm bởi các loại vi khuẩn. Theo thời gian, vi khuẩn sẽ khiến cho mô lợi bao ở xung quanh răng bị tụt xuống và tiêu xương ổ răng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho răng bị yếu và lung lay. 

Mắc các bệnh viêm nha chu nặng

Một khi tổ chức nâng đỡ răng bị hư hại, răng có thể bị rụng, gãy nếu như bạn thực hiện niềng răng. Bởi lẽ lúc này, răng sẽ không thể bám chắc vào trong xương ổ răng nên không thể chịu được lực kéo khi thực hiện việc niềng răng. Đối với các trường hợp viêm nha chu ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng của bạn trước khi chỉ định niềng răng. 

Bọc răng sứ toàn hàm

Bọc răng sứ chính là phương pháp nhằm phục hồi lại chức năng và hình dáng của răng. Bên cạnh đó, mão sứ còn có vai trò trong việc bảo vệ răng thật tránh khỏi tác động của vi khuẩn, tác nhân cơ học và vật lý. Đối với các trường hợp chỉ bọc răng sứ với số lượng ít thì quá trình niềng răng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Nếu như bạn bọc răng sứ toàn hàm thì việc niềng răng sẽ gặp phải nhiều khó khăn nên thường không có sự chỉ định. 

 

Tuy có màu sắc tương tự nhưng vật liệu để tạo ra mão sứ có sự khác biệt hoàn toàn so với răng thật. Chính vì vậy, việc gắn mắc cài lên răng và sử dụng lực kéo để dịch chuyển răng sẽ gặp nhiều khó khăn. Đa số những trường hợp bọc mão sứ toàn hàm thường không thể đáp ứng được yêu cầu về lực kéo mỗi khi niềng răng. Chính vì vậy, đối với những trường hợp này, việc niềng răng sẽ không mang lại kết quả cao.

Mắc các bệnh lý toàn thân

Trong quá trình thực hiện việc niềng răng, bác sĩ sẽ phải nhổ bỏ một số răng mọc lệch, khấp khểnh… Do đó, việc niềng răng không được chỉ định nếu như bệnh nhân mắc những bệnh lý toàn thân như tiểu đường, ung thư máu, bệnh tâm thần, bệnh lý về tim mạch, bệnh động kinh, rối loạn đông máu…

Những vấn đề cần lưu ý khi niềng răng đã lấy tủy

Tủy răng được ví giống như “trái tim” của răng với rất nhiều chức năng quan trọng như dẫn truyền cảm giác, vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy cho ngà răng. Do đó, khi loại bỏ tủy răng, răng sẽ dễ gãy, giòn và dễ vỡ hơn so với bình thường. Chính vì vậy, khi thực hiện việc niềng răng, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:

Gãy, nứt mẻ răng

Răng sau khi được lấy tủy sẽ giòn và rất dễ bị tổn thương. Lực kéo từ việc niềng răng sẽ có thể khiến cho răng bị nứt mẻ, gãy. Nếu như gặp phải vấn đề này, bạn nên thông báo với các bác sĩ để được khắc phục kịp thời. 

Gãy, nứt mẻ răng

Thời gian niềng răng lâu

Sau khi lấy tủy, khả năng chịu lực của răng sẽ kém hơn so với răng khỏe mạnh. Để tránh trường hợp răng bị sứt mẻ và gãy, bác sĩ sẽ điều chỉnh răng với một lực vừa phải. Do đó mà thời gian niềng răng đối với trường hợp răng đã lấy tủy sẽ lâu hơn. 

Một số lưu ý khác

Ngoài các vấn đề trên, bạn nên lưu ý thêm các thông tin dưới đây:

  • Sau khi lấy tủy, răng thường có màu đen hoặc xám. Bạn nên đợi kết thúc quá trình niềng răng trước khi thực hiện những phương pháp phục hình như dán sứ, bọc mão sứ…

  • Bạn nên vệ sinh răng miệng và thăm khám nha khoa định kỳ để có thể xử lý các vấn đề tiềm ẩn sau khi răng đã lấy tủy.

  • Bổ sung việc sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng, muối ăn… có chứa flour để cải thiện sự chắc khỏe cho răng.

  • Nên dùng các món ăn dễ nhai, mềm để tránh hiện tượng mắc cài bị bung và làm giảm tác động cơ học lên răng đã lấy tủy. 

Bài viết trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề “răng đã lấy tủy có niềng được không” và một số trường hợp không niềng được răng. Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng răng miệng, bạn hãy quyết định có nên niềng răng hay không nhé.

Nha khoa quốc tế Việt Smile

Nha khoa Quốc tế Việt Smile - Chất lượng tạo niềm tin


LƯU Ý: NHA KHOA QUỐC TẾ VIỆT SMILE CHỈ CÓ MỘT CƠ SỞ DUY NHẤT TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Bài viết cùng danh mục
Hàm Duy Trì Sau Niềng Răng Là Gì? Cần Phải Đeo Bao Lâu?
23 10 2024
Hàm duy trì sau niềng răng giúp giữ răng ổn định, tránh xô lệch sau khi tháo niềng. Tìm hiểu các loại hàm duy trì và cách chăm sóc hiệu quả tại đây.
Các Giai Đoạn Niềng Răng Có Thể Bạn Chưa Biết
23 10 2024
Tìm hiểu các giai đoạn niềng răng từ khởi đầu đến kết thúc. Hiểu rõ quá trình giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và chăm sóc răng hiệu quả khi niềng.
Nên Niềng Răng Ở Đâu Tại Quảng Bình? Tiêu Chí Lựa Chọn Nha Khoa
23 10 2024
Tìm hiểu nên niềng răng ở đâu tốt nhất: Đánh giá địa chỉ uy tín, chi phí hợp lý, bác sĩ chuyên môn cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo để có hàm răng hoàn hảo.
Phương Pháp Chữa Răng Hô Nhẹ Không Cần Niềng
23 10 2024
Chữa răng hô nhẹ không cần niềng có thật không? Khám phá những phương pháp hiệu quả như mài răng, đeo máng chỉnh nha và các thủ thuật nha khoa tiên tiến.