Vật liệu trám răng Composite là gì? Ưu điểm tuyệt vời khi trám răng Composite
Vật liệu trám răng composite là một phương pháp phổ biến khi răng bị sứt mẻ, nứt, sâu răng hoặc răng bị thưa. Phương pháp này ngày càng được nhiều người ưa chuộng và áp dụng bởi những ưu điểm vượt trội. Vậy vật liệu trám răng composite là gì? Ưu điểm như thế nào? Quy trình ra sao? Hãy cùng Nha khoa Quốc tế Việt Smile tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Có nên trám răng cửa bị mẻ không? Ảnh hưởng của việc mẻ răng cửa
- Trám răng có đau không? Trường hợp nào thì nên trám răng
- Trám răng sâu lỗ to được không? Quy trình trám răng sâu lỗ to
- Sau khi trám răng thì răng trám có niềng được không?
Vật liệu trám răng Composite là gì?
Vật liệu trám composite là nhựa dạng sợi (còn được gọi là Composite resin) được sử dụng trong phục hồi răng. Composite là hỗn hợp của nhiều loại hạt chẳng hạn như silica, thạch anh hoặc vật liệu tổng hợp được phủ bằng nhựa sợi. Khi được tiêm vào răng, vật liệu composite sẽ được đun làm tan chảy thành chất lỏng, sau đó được tiêm vào trong răng và kết rắn bởi ánh sáng UV.
Trám Composite được thiết kế trùng màu với răng thật nên thường được sử dụng khi phục hình bị sứt, mẻ, nứt, ố vàng hoặc có khe hở giữa các răng. Vật liệu Composite cũng có thể được sử dụng thay thế cho amalgam (hợp kim nha khoa) trong điều trị sâu răng vì nó có tính thẩm mỹ tốt hơn và ít gây hại cho răng của người sử dụng.
Composite là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các vật liệu bao gồm hai hoặc nhiều vật liệu khác nhau. Những vật liệu như vậy thường kế thừa và tổng hợp những đặc tính tốt nhất của vật liệu cấu thành. Mục đích là tạo ra các chức năng hoàn hảo hơn.
Loại vật liệu này cũng đã xuất hiện từ rất lâu, nổi bật nhất là gạch xây nhà được tạo nên từ bùn và rơm. Tuy là hai chất liệu yếu kém nhưng khi kết hợp lại tạo thành một chất liệu bền và chắc đến bất ngờ.
Những ưu điểm tuyệt vời khi trám răng Composite
Bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng phục hình răng này khi khắc phục tình trạng răng xấu bằng kỹ thuật trám răng này.
Tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu lực tốt
Chất liệu Composite có màu sắc giống men răng thật nên hai khoảng trống của răng thật và răng giả không bị lộ ra ngoài trong quá trình phục hình. Vật liệu trám răng Composite là vật liệu đặc biệt trong nha khoa có tính chất đặc biệt nên có thể dễ dàng tạo khuôn lên mô răng đã mất. Bác sĩ có thể tạo một xoang trám hoặc mài nhám bề mặt men răng để Composite bám chắc hơn. Sau khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh, lớp Composite mỏng này cứng chắc hơn và có thể chịu lực nhai tốt.
An toàn, không gây kích ứng mô nướu
Trám răng Composite được đánh giá là giải pháp thay thế trám răng kim loại bởi chất liệu này không tham gia phản ứng hóa học trong môi trường khoang miệng, không kích ứng, không dị ứng, an toàn và không gây độc hại cho bệnh nhân. Nếu là vật liệu cũ, bệnh nhân có thể bị hôi miệng, oxy hóa vật liệu trám…
Thao tác nhanh, gọn
Miếng trám sẽ được tạo hình ở nhiệt độ thường để đảm bảo che phủ được phần mô răng bị khuyết, sau đó khi đã xác định được hình dáng răng mong muốn, bác sĩ sẽ chiếu tia laser để đông cứng miếng trám. Các thao tác chỉ mất khoảng 15-20 phút.
Không xâm lấn khoảng sinh học răng
Đối với trám răng Composite, bác sĩ chỉ cần đặt vật liệu trám lên phần răng cần phục hình, sau đó trám bít lại và cho răng ra ánh sáng. Hoàn toàn không có gì đi sâu vào tủy răng và không mài mòn men răng nên về lâu dài sẽ không gây ê buốt răng.
Quy trình trám răng Composite được diễn ra như thế nào
Trám răng bằng Composite tuy phổ biến trong nha khoa nhưng không phải là kỹ thuật dễ thực hiện vì nó tác động đến cấu trúc răng. Do đó, quá trình trám răng cần được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao tại cơ sở y tế được trang bị các thiết bị hiện đại cần thiết.
Bước 1: Kiểm tra và tư vấn
Bác sĩ thăm khám tình trạng răng để xác định mức độ tổn thương của răng. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng cá nhân. Tùy vào mức độ tổn thương của răng mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng chất liệu trám nào,…
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Khâu vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng giúp loại bỏ các mầm bệnh có thể gây nhiễm trùng trong quá trình trám răng. Bác sĩ làm sạch miệng và loại bỏ cao răng, mảng bám tích tụ giữa răng của bạn.
Bước 3: Làm sạch lỗ sâu
Những vùng bị sâu răng gây tổn thương cần được làm sạch để loại bỏ hết vi khuẩn gây bệnh và hạn chế chúng lây lan sang các cấu trúc răng khác.
Bước 4: Tạo hình chất trám
Sau khi hố răng được làm sạch, bác sĩ tạo hình một xoang trám có kích thước phù hợp để lấp đầy vào vùng răng bị mất. Chất trám giữ cố định răng, đảm bảo răng không bị xê dịch, giúp người bệnh có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.
Bước 5: Đánh bóng miếng trám
Bề mặt miếng trám được mài nhẵn để tránh làm trầy xước nướu và mang lại cảm giác thoải mái nhất.
Bước 6: Tái khám
Sau khi trám xong, bác sĩ sẽ dặn dò mọi người cách vệ sinh và chăm sóc răng khoa học. Đồng thời, mọi người cần tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ trong việc lấy cao răng định kỳ và kiểm soát sức khỏe răng miệng.
Nhìn chung, vật liệu trám răng Composite có tác dụng phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho răng. Tuy nhiên, vệ sinh răng miệng tốt và khoa là điều cần thiết để duy trì vẻ đẹp của miếng trám và tuổi thọ của răng. Ngoài ra, mọi người cần đi khám răng định kỳ và lấy cao răng để giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề răng miệng vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Việt Smile qua số hotline để được tư vấn miễn phí.
Nha khoa Quốc tế Việt Smile - Chất lượng tạo niềm tin
-
Địa chỉ: 04 Lê Lợi, Phường, Đồng Hới, Quảng Bình
-
Hotline: 0232 6333336 - 0968 737 322 - 0795 885 333
-
Website: nhakhoaquoctevietsmile.com
- Facebook: Nha Khoa Quốc Tế Việt Smile
LƯU Ý: NHA KHOA QUỐC TẾ VIỆT SMILE CHỈ CÓ MỘT CƠ SỞ DUY NHẤT TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH